Mở bài:
Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, kịch “Vũ Như Tô” và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
Thân bài:
- Trình bày hoàn cảnh ra đời, vị trí của đoạn trích
- Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
a) Phẩm chất và tính cách của Vũ Như Tô
Tập trung ở những nét nổi bật sau:
- Một nghệ sỹ có tài năng siêu đẳng, còn gọi đó là tài trời
Đó là tài “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ, chỉ vảy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình, biến hóa như cảnh hóa công” ( có thể liên hệ với nhân vật Huấn Cao)
- Một nghệ sỹ có hoài bão lớn lao (hùng tâm tráng chí)
Công trình nghệ thuật mà Vũ Như Tô khao khát tạo ra là Cửu Trùng Đài . Như cái tên của nó, đứng ngất ngưởng, vượt trên mọi bờ cõi và giới hạn. Cửu Trùng đài là công trình nghệ thuật vừa hoành tráng, vừa tinh xảo. Cái đẹp của nó là siêu đẳng, có một không hai và là niềm kiêu hãnh của nước nhà. Dân tộc nào xây được Cửu Trùng Đài hoàn toàn có niềm kiêu hãnh mà ngẩng cao đầu. Không chỉ có tài năng siêu đẳng, Vũ Như Tô còn có đủ khát khao và ý chí sáng tạo ra cái đẹp siêu đẳng.
- Một nghệ sỹ đắm chìm mơ mộng, bướng bỉnh đương đầu với thách thức cảu hoàn cảnh nhưng không dễ dàng nhận ra những sự thật thật nhất. Nhân vật này là một khối mâu thuẫn: Vũ Như Tô hành động bất chấp, thậm chí thách thức hoàn cảnh: tranh tinh xảo với hóa công, tranh phải trái với số phận và cuộc đời
Vũ Như Tô tinh nhạy, mẫn tiệp, sáng suốt bao nhiêu trong sáng tạo nghệ thuật thì ngây thơ, ngờ nghệch, mê muội bấy nhiêu trong những toan tính, âu lo đời thường; càng cận kề trong nghệ thuật, càng xa rời thực tế đời sống
b) Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sỹ vỡ mộng và bế tắc. Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro, Vũ Như Tô đau đớn tột cùng (tiếng kêu của Vũ Như Tô khi nhận ra sự thật, trước khi ra pháp trường, như trộn cả nước mắt và máu: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!...) Vũ Như Tô hoàn toàn bế tắc trước một câu hỏi lớn: Xây Cửu Trùng Đài, trên thực tế là đúng hay sai? Có công hay có tội?”.
Hoàn cảnh thực tế buộc người ta muốn trả lời đúng phải đứng trên cả lập trường Nghệ sỹ lẫn lập trường Nhân dân; lập trường cái Đẹp lẫn lập trường cái Thiện. Bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì:
- Vũ Như Tô muốn xây một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông và mục đích đó là hết sức cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nhưng trên thực tế, Cửu Trùng Đài xây trên tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành, nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đọa của vua chúa. Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình, chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ nên trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân. Chính vì vậy, nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa người
kiến trúc sư và cuối cùng đã giết chết cả Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy Cửu trùng Đài
- Tính cáchVũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam
mê sáng tạo cái đẹp. Vì thế đi tận cùng niềm đam mê khao khát ấy Vũ Như Tô phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình, ông trở thành kẻ thù của dân, của những nguời thợ mà không hay biết
- Vũ Như Tô được đặt trong tình thế trăn trở tìm kiếm câu trả lời: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không thể trả lời vì ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô tranh tinh xảo với hóa công giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời
Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Vũ Như Tô,bi kịch bế tắc của nghệ sĩ có tài trong mối quan hệ với hiện thực
- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích: mối quan hệ giữa nghệ thuật với lợi ích nhân dân.