VỢ CHỒNG A PHỦ
(Trích)
I-
NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ
1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời
Tô
Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài,
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội); quê ngoại ở làng Nghĩa Đo, phủ
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Xuất
thân trong một gia đình thợ thủ công, Tô Hoài chỉ được học hết bậc Tiểu học;
trước khi đến với văn chương, ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống (bán hàng,
làm kế toán hiệu buôn...).
Tô
Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt
Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nahnh nhạy những nét riêng trong phong
tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua.
Năm
1952, Tô Hoài đã cùng với bộ đội tiến quân vào giải phóng Tây Bắc. Đây là cơ hội
để ông sống và tìm hiểu đất nước và con người vùng Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn trong
tập Truyện Tây Bắc – kết quả của chuyến
đi Tây Bắc này. Truyện Tây Bắc đã được
tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam công nhận của truyện ngắn
này là ở việc diễn tả nỗi thống khổ của người dân miền núi, đặc biệt là người
phụ nữ Mông dưới chế độ thống lí, phìa tạo.
2. Tô Hoài nói về việc sáng tác Vợ chồng
A Phủ
Là
một truyện ngắn, Vợ chồng A Phủ có những
nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật. Việc phân tích tác phẩm cần bám vào
các nhân vật. Đây là câu chuyện xây dựng dựa vào nguyên mẫu có thực. Tô Hoài kể
lại: “Truyện Vợ chồng A Phủ tôi viết
vào quãng những năm 1952, 1953… thời kỳ ấy, tôi cùng bộ đội và nhân dân bước
vào chiến dịch Tây Bắc, giải phóng ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Hoàng Liên Sơn.
Bước đường hình thành câu chuyện cùng với nhân vật, tư tưởng nhân vật cứ hình
thành dần, đến khi chiến dịch kết thúc thắng lợi thì tôi cũng đã nghĩ xong và
viết luôn. Có nghĩa là câu chuyện Vợ chồng
A Phủ tôi đã xây dựng bằng mắt thấy tai nghe và cảm nghĩ về những con người
và sự việc ấy trong cuộc chiến đấu giải phóng quê hương của các dân tộc thiểu số
anh em ở biên giớ Tây Bắc đất nước”.
II-
PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH
1. Đặc điểm về nội dung
-
Chủ
đề của tác phẩm là số phận đau khổ của người dân dưới chế độ phong kiến ở miền
núi và sức mạnh phản kháng tiềm tàng trong những con người – nạn nhân này. Tô
Hoài nói về tác phẩm này: “Người dân tộc Mông ở trên núi cao, đã bao đời vất vả.
Trong nỗi vất vả phải kể đến cái khổ cùng kiệt, là số phận người phụ nữ. Không
chỉ là đói khát, là ngày đêm đi nương kiếm cái ăn và lúi húi trong bếp từ lúc
trời chưa tan sương, mà đời một người con gái dân tộc Mông từ ngày bước chân đi
lấy chồng là phải dấn mình vào địa ngục khủng khiếp không thể lời nào tả nổi được.
Mê tín và thần quyền mà xã hội thời ấy coi là tuyệt đối thiêng liêng đã bắt người
đàn bà ấy bán cho “cái ma” nhà ấy rồi và “cái ma” của nhà ấy không bao giờ cho
người đàn bà này ra khỏi nhà nữa. Cả đến những trường hợp dã man đến độ dùng tiền
bạc và thế lực, đã “cướp” người đàn bà đem về “trình ma”, thế là người đàn bà
cũng bị “cái ma” vô hình trói cả đời trong nhà ấy… Những người đàn bà dân tộc
Mông trong truyện Vợ chồng A Phủ cũng
như Mị trong truyện ấy, tất cả đều đã trải qua những hãi hùng trên. Bao nhiêu
khủng khiếp đã qua đi không bao giờ có thể trở lại nữa, nhưng câu chuyện thương
tâm, cái đau đời người vẫn còn đọng lại mãi qua mọi thế hệ, như một nhắc nhở.
Nhưng điều kì lạ là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng
không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm
thầm, tiềm tàng, mãnh liệt… Mị và A Phủ gặp nhau trong một hoàn cảnh thật khốc
liệt và éo le. Những số phận con người bên bờ cái chết. Trong nguy hiểm, nhưng
khi có cơ hội và có quyết tâm của con người để chống lại cái số kiếp như trời định
sẵn, họ đã vùng lên. Và sức mạnh vùng lên cứ phát triển mãi, khi cuộc đời riêng
và cuộc sống xã hội mới gặp nhau đã nảy nở một cách tự nhiên” (theo Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà
Nội, 1998). Những ý kiến ấy rất cần thiết để chúng ta hiểu đúng dụng ý của tác
giả.
-
Về
bố cục, truyện Vợ chồng A Phủ gồm hai
nửa như được “ghép lại” với nhau. Ở nửa đầu của truyện, không gian nghệ thuật
là ở Hồng Ngài. Nơi ấy thế lực thống trị của bọn chúa đất nắm quyền sinh, quyền
sát trong tay, đó là những thống lí, thống quản, xéo phải,… Nơi ấy những con
người lao động lương thiện như Mị, A Phủ bị chúng cướp đoạt quyền sống, quyền
làm người, phải sống kiếp con rùa, kiếp con trâu, con ngựa – kiếp nô lệ chung
thân, truyền kiếp… Bị dồn vào chỗ chết, buộc Mị phải cắt dây cởi trói cứu A Phủ
và cả hai bỏ trốn. Nửa thứ hai của truyện, không gian nghệ thuật chuyển sang
Phiềng Sa. Ở đây, bọn thực dân Pháp đang thiết lập và củng cố thế lực thống trị
mà hiện thân là cái đồn Bản Pe đùn lên đỏ như tổ mối. Nhưng Phiềng Sa cũng là
khu du kích, ở nơi ấy Mị và A Phủ thành vợ chồng. Ai cũng gọi họ là “Vợ chồng A
Phủ”, họ thành du kích và đấu tranh tự giác để tự giải phóng đời mình dưới sự
giác ngộ và lãnh đạo của Đảng mà đại diện là cán bộ A Châu.
a) Thống lí Pá Tra và A Sử - những kẻ đại
diện cho chế độ phong kiến ở miền núi Tây Bắc
-
Để
hiểu thấu đáo số phận của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ, không thể phân
tích hia nhân vật Pá Tra và A Sử.
Thống
lý Pá Tra là mẫu nhân vật điển hình cho bọn chúa đất ở vùng cao. Chúng có những
nét đặc trưng riêng biệt thuộc về dân tộc tính (ngoại hình, lối sống…) nhưng về
bản chất chúng không khác với bọn cường hào gian ác ở khắp nơi. Chúng giàu có
nhưng keo kiệt, độc ác, trọng của khinh người, tàn bạo.
Pá
Tra làm giàu bằng những cách phổ biến của bọn địa chủ, cường hào: cho vay nặng
lãi và bóc lột sức lao động của dân nghèo. Cha mẹ Mị vay tiền của Pá Tra mỗi
năm phải nộp lãi một nương ngô, lao động suốt đời không đủ trả nợ, đành chấp nhận
gán con gái để trả nợ theo yêu cầu của Pá Tra. Vẫn cách thức ấy, Pá Tra biến A
Phủ thành nô lệ cho hắn; cho A Phủ phải “vay tiền” của y để nộp vạ cho làng.
Những người vợ trong nhà Pá Tra thực
chất là những nô lệ: “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng
gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả
ngày”. Thân phận con người còn cơ cực hơn con vật. Đó là lời tố cáo đanh thép tội
ác của bọn chúa đất phong kiến trên vùng cao Tây Bắc.
Tuy
giàu có, ăn chơi hoang phí nhưng Pá Tra và con trai A Sử keo kiệt và khinh rẻ
con người. Tính mạng và nhân phẩm con người bị chúng chà đạp dã mạn, không
thương xót. Mị bị A Sử trói trong đêm mùa xuân. Trong nhà Pá Tra đã từng có người
phụ nữ là vợ bị trói bỏ mặc ba ngày và chết. Mị cũng đã có thể bị mặc cho đến
chết nếu như A Sử không bị đánh và cần có Mị đi hái thuốc. A Phủ bị chúng bắt về
hành hạ, đánh đập và biến thành đứa ở, rồi cũng vì mất một con bò trong hàng
trăm con bò mà A Phủ bị trói bỏ mặc và nếu không có Mị táo bạo cắt dây trói giải
thoát thì đã chết.
- Nghệ thuật miêu tả: Mặc dù đây không
phải là những nhân vật chính, song với một số phác họa, Tô Hoài đã dựng chân
dung chúng rất sống động, rất thật, khiến người đọc phẫn nộ, căm giận.
A
Sử độc ác, không có tình người. Mị là vợ hắn nhưng “Chẳng năm nào A Sử cho Mị
đi chơi Tết”. Và Tết này, Mị muốn đi chơi thì y trói Mị vào cột: dùng dây lương
trói hai tay, dùng cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà, lại quấn cả
tóc Mị lên cột. Mị không thể cúi hay nghiêng đầu được! Thật là sự cực tả cái lối
trói người của A Sử, một kẻ lạnh lùng coi tính mạng và phẩm giá của con người
như cỏ rác. “Đời trước, ở nhà thống lí Pá Tra có một người trói vợ trong nhà ba
ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi”.
Nhân
vật Pá Tra có chân dung rõ hơn. Cái cách kết hợp hút thuốc phiện và đánh đòn
thù A Phủ là một cách hành hạ con người thật độc đáo. Nếu coi tiệc hút thuốc
phiện do Pá Tra tổ chức là một lối hưởng lạc phổ biến của bọn cường hào vùng
núi thời ấy thì việc hắn cho người đánh A Phủ cũng là một kiểu “nhấm nháp” lạc
thú. “Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa
nhà, lại bị người xô đến đánh”, “Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ của
sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ,… Cứ như thế, suốt chiều,
suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Với “khát vọng”
trả thù những ai dám xúc phạm uy danh của chúng, những ai xâm phạm lợi ích, uy
tín của chúng, bọn cường hào không mảy may động lòng trước nỗi đau khổ hay thậm
chí là cái chết của người dân. Tô Hoài đã dụng công tả “phiên tòa” tên Pá Tra
thiết lập để xử phạt A Phủ. Hắn tuyên bố: “A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng
nhẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền
phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm
bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về,
chưa có tiền giả thì tao bắt mày làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời
con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. A Phủ “sờ lên
đồng bạc trên tráp”, nhặt đồng bạc lên rồi lại đặt ngay xuống tráp và Pá Tra
trút cả bạc vào trong tráp! Các “quan làng” tiệc tùng trên đau khổ của A Phủ. Tập
trung đặc tả cảnh quan làng bắt vạ A Phủ là cách tác giả dồn nén tình huống đến
độ căng thẳng, chuẩn bị cho sự bứt phá bột phát của cả hai nhân vật – nạn nhân
là Mị và A Phủ.
Cách
Pá Tra trói A Phủ cũng là một đoạn phản ánh rõ nét tính cách tàn nhẫn và khinh
bạc của hắn. Hắn buộc A Phủ phải tự đi tìm cọc, kiếm dây mây, tự tay A Phủ chôn
cọc gỗ sẵn sàng để hắn trói. Cách trói của Pá Tra cũng là cách của A Sử, chỉ để
lại cổ và đầu là hơi lúc lắc được. Khi phát hiện A Phủ có ý đồ tự cởi trói, hắn
thêm một thòng lọng vào cổ, để A Phủ không cúi, không lắc được nữa. Trói người
là một cách giam cầm, tù đày độc đáo của bọn cường hào miền núi.
Dưới ách thống trị của bọn cường hào
như thống lí Pá Tra, số phận của người dân thật vô cùng đau khổ, nhưng cũng
chính chúng đã đẩy người dân bị áp bức đến chỗ vùng đậy.
b) Mị - biểu tượng của nỗi đau khổ về thể
chất và tinh thần
Xuất
hiện lần đàu trước mắt bạn đọc là lúc Mị lấy A Sử làm chồng, mặc dù cô không hề
yêu hắn và hắn cũng chẳng có tình yêu với cô: “Không có lòng với nhau mà vẫn phải
ở với nhau”. Đó là nỗi khổ tâm lớn nhất của người con gái đang bước vào đời với
bao mơ ước, hi vọng như Mị. Cô từng nói với bố đừng bán cô cho nhà giàu, rằng
cô sẵn sàng làm nương ngô để trả nợ. Khi bị A Sử lừa bắt cóc đưa về, Mị có ý định
tự tử bằng lá ngón rồi nghĩ đến món nợ truyền kiếp của gia đình mình, cô lại dằn
lòng. Giữa Mị và A Sử không thấy nói đến tình cảm vợ chồng, với tình yêu hay
tình nghĩa. Thực chất Mị chỉ là con ở, là tôi đòi.
Lao
động nặng nhọc, liên miên trong nhà Pá Tra đã tạo nên tâm lý an phận, cam chịu
thân phận nô lệ của Mị. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phỉa đổi ở cái
tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi
làm mà thôi”. Tưởng chừng như mọi ý chí phản kháng đã tê liệt
Ở
trong nhà Pá Tra, Mị chỉ là một thân phận nữ tù nhân. Cái buồn cô ở tăm tối là
biểu trưng cho không gian tù hãm, bế tắc của một mảnh đời bị giam hãm trong tù
ngục: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó của. Ở cái
buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông vằng bàn tay. Lúc nào
trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng
mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.
Một cái lỗ vuông nhỏ nhìn ra không gian núi rừng bao la nói lên thân phận tù
hãm này. Thân phận Mị là thân phận của người bị kết án tù chung thân. Tâm trạng
một cô gái quan lớn lên trong không gian bao la, tự do của núi rừng nay bị giam
cầm trong căn buồn nhỏ hẹp như chiếc xà lim.
Nghệ
thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài có nét đặc sắc riêng. Có hai phương thức mà
ông sử dụng nhất quán trong toàn câu chuyện: (1) Nhìn nhân vật bằng cái nhìn của
người bên ngoài để cho cái nhìn đó có tính khách quan; (2) Nhìn nhân vật từ bên
trong nhân vật đó (tác giả hóa thân vào nhân vật). Ngay từ trong phần đầu truyện,
ông đã cho thấy thế mạnh của lối miêu tả nhân vật này:
+
Câu chuyện về thân thế, cuộc đời Mị được dân làng kể lại: “Ai ở xa về, có việc
vào nhà thống lí Pá Tra thường thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng
đá trước cửa cạnh tàu ngựa…”. Cách dẫn chuyện thông qua lời nét đặc biệt của
phong tục tập quán, lối sống, lối cảm nghĩ, lối nói của người dân miền núi. “Cô
Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ ngày nào cô cũng không nhớ, cũng không
ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm
người nhà quan thống lí”. Thì ra câu chuyện về cuộc đời thống khổ của Mị là câu
chuyện lan truyền rộng rãi cả vùng, là mối quan tâm của cả làng. Đây là lối dẫn
chuyện mang dáng dấp của lối kể chuyện cổ tích, hứa hẹn một cốt truyện hấp dẫn.
+
Mị được miêu tả bằng cái nhìn của chính nhân vật từ bên trong nhìn ra. Tâm lý
nhân vật được tác giả quan tâm nhiều hơn là hành động. Đây là cô gái dân tộc
Mông cảm và nghĩ nhiều hơn là nói nên nhà văn hạn chế tả chân dung ngoại hình,
hâu như không sử dụng phạm trù ngôn ngữ nhân vật mà để cho nhân vật tự thể hiện
mình bằng các giác quan (cảm nhận) và tâm trạng. với cách này, Tô Hoài đã diễn
tả được những nét tâm trạng, xúc ảm khó diễn tả, nhất là xúc cảm của cô gái
đang yêu: “Đến tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi
đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không ngủ được vì tiếng
chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh
vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng
gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì
gặp hai ngón tay lách qua khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị
thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước
ra”. Mị đã có người yêu song đã bị A Sử đánh lừa. Tình huống bắt cóc Mị liên
quan đến phong tục cướp vợ của các dân tộc trên vùng cao tạo nên hứng thú cho
người đọc.
Phần
thứ hai của truyện dành để diễn tả sự trỗi dậy của khát vọng sống âm ỉ từ đáy
sâu tiềm thức của Mị.
Mặc
dù thân phận nô lệ, tù đày, mặc dù nỗi buồn khổ, tủi nhục đã biến Mị thành một
cái bóng lặng lẽ, âm thầm, trong con người Mị, vẫn âm ỉ một khát vọng sống, sống
có tình yêu và hạnh phúc. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, bỗng một ngày hội mùa
xuân, khát vọng ấy bùng dậy. Diễn tả diễn biến tâm trạng của tác giả.
Bối cảnh nền cho tâm trạng mới của Mị
là không khí náo nức của ngày hội mùa xuân. “Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc
váy hoa đã đem ra phơi tren mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […]. Đám trẻ đợi Tết,
chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai
thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn rã tạo cho không
gian núi rừng ngày Tết một sức cuốn hút náo nức. Mùa xuân ở bất cứ dân tộc nào
cũng tượng trưng cho tình yêu, tuổi trẻ, sức sống mạnh mẽ.
Không
quan tâm nhiều đến việc miêu tả ngoại cảnh. Tô Hoài dành tâm huyết chăm sóc cho
thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật được thể hiện từ bên trong chứ không qua lời
người dẫn chuyện. người kể chuyện đã ẩn đi để nhân vật tự trình hiện: “Mị nghe
tiếng sao vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngòi nhẩm thầm bài hát của người mình
thổi:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
Tưởng
như Mị đã khô héo từ lâu vì buồn khổ. Nhưng không, tiếng sao gọi người yêu đã
đánh thức con tim của mọt thiếu phụ làm vợ mà không có tình yêu, đưa chị trở về
với những ngày hội xuân, về tình yêu một thuở. Từ đây, mọi tâm trạng và hành động
của Mị đều phục tùng logic của hồi tưởng. Cô như đắm mình trong miền hồi tưởng,
hồi ức về ngày hội mùa xuân, về người yêu. Tiếng sao có vai trò lý giải các diễn
biến tâm trạng của Mị. “Tai Mị văng vẳng tiếng sao gọi bạn đầu làng. Ngày trước,
Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc
lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm
đã thổi sáo đi theo Mị”. Ngoài kia, sự sống chẳng bao giờ chán nản, cuộc sống vẫn
diễn ra theo nhịp điệu của nó khiến Mị đã quên đi mình đang bị trói. Uống rươu
không phải là điều xa lạ với Mị. Các cô gái Mông về mùa xuân vẫn uống rượu. Mị
uống ừng ực từng bát và chất men say làm cho cô có tâm trạng lâng lâng hứng khởi.
Nhưng quan trọng hơn là chất men say của kỉ niệm đẹp: “Đã từ nãy, Mị thấy phơi
phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị
trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi […]. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng
bay ngoài đường”. Tiếng sao gọi người yêu ám ảnh, thôi thúc, dẫn đến hành động,
ban đầu là một hành động nho nhỏ: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng. Đây là chi tiết có ý nghĩa. Mị đã có ý định thay đổi
một cái gì đó, dù là chỉ làm cho căn nhà sáng lên. Kỉ niệm cũ đã thổi hồng bếp
than vùi dưới tro. Lúc này, Mị không có ý nghĩ nào khác là thoát ra với không
gian hội hè tự do ngoài kia. Chỉ có tâm trạng và hành động: “Mị muốn đi chơi, Mị
cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong
vách”. Câu văn ngắn, nhịp điệu gấp rút, khẩn trương, các ý nghĩ thoáng qua và
hành động tiếp nối nhau nhanh gấp.
Niềm
khao khát sống trong tình yêu hạnh phúc trỗi dậy cũng nồng nan men rượu. Nhưng
giả thử không có men rượu thì tiếng sáo gọi bạn tình yêu ấy cũng đủ làm cô thổn
thức. A Sử đã trói chặt cô lại nhưng cô đâu có để ý đến việc bị trói, cho dù là
trói một cách độc ác. “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình
đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sao đưa Mị đi theo những
cuộc chơi”. Cả một thời con gái sống dậy mạnh mẽ trong cô. Quên thực tại đang bị
trói một cách ê chề, trong đầu Mị là những âm thanh, những hình ảnh, những cảm
xúc năm nào : “Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên
vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả
đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại đau
nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sao. Tiếng chó sủa xa
xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh”. Toàn bộ đoạn văn này miêu tả nhân vật từ điểm nhìn của
chính nhân vật.
Tại
sao bao năm trước đó, vẫn là cảnh mùa xuân như thế nhưng tâm hồn Mị vẫn nín lặng
và chính là mùa xuân này Mị mới sống lại với khát vọng sống thật mạnh mẽ? Thật
khó mà trả lời, song chỉ có một điều chắc chắn: sự dồn nén qua năm tháng đã đến
độ bùng nổ, một khi khát vọng ấy trỗi dậy, nó sẽ không chết đi. Từ thời điểm
này, Mị đã khác. Khi tỉnh dậy, Mị có cảm giác sợ - sợ cái chết. “Mị chợt nhớ lại
câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có một người trói
vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Nhớ thế, Mị
sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết”. Sợ chết vì cô vẫn muốn sống,
vẫn hy vọng mơ hồ về cuộc sống, về tình yêu, hạnh phúc. Cô khao khát sống.
Mặc
dù bọn cường hào miền núi Pá Tra đã đàn áp ý chí tự do của con người, đã biến
con người trong tay chúng thành nô lệ, thành tù nhân nhưng phần lương thiện tốt
đẹp của con người vẫn sống. Số phận bi thảm của cô không làm lu mờ chủ nghĩa
nhân đạo lạc quan của tác giả. Một mặt, nhà văn tố cáo chế độ phong kiến ở miền
núi, mặt khác vẫn giữ niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nạ nhân của chế độ
này.
Mị cắt
dây trói cho A Phủ rồi cùng A Phủ chạy trốn khoải nhà Pá Tra là sự phát triển
logic của diễn biến tâm trạng trong Mị. Không phải ngẫu nhiên thân phận thống
khổ của A Phủ được diễn tả từ điểm nhìn của Mị. Nếu như ý muốn đi chơi ngày xuâ
của Mị là kết quả logic của diễn biến tâm trạng trong cô thì quyết định cắt dây
trói cứu A Phủ là do sự động lòng trắc ẩn, sự cảm thông. Lòng thương dân và
thương người, sự căm ghét bọn thống trị tàn ác đã giúp Mị vùng lên.
Lúc
đàu, hành động của Mị khiến ta có cảm tưởng thân phận nô lệ, tù hãm đã làm cho
Mị dửng dưng, lạnh nhạt với xung quanh. Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa hơ tay, hơ
lưng vì trời rất lạnh. A Phủ vẫn bị trói, mở mắt trừng trừng “Nhưng Mị vẫn thản
nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
Nhưng lòng thương người của cô cũng giống ngọn lửa kia, đến một lúc rồi bùng
cháy lên. Ấy là lúc “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng mở, một dòng
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Cô liên tưởng đến thân
phận mình đã có lúc suýt chết trói, đến thân phận của một người đàn bà đã từng
bị chết trói như thế và lo cho A Phủ: “Cơ chừng này chỉ đem mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị cũng nghĩ đến lúc A Phủ trốn được,
cô phải trói thay vào đấy, song “trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy
sợ”. Mị không sợ vì tình thương và sự căm phẫn đã át hết nỗi sợ chết. Cô đã cắt
dây trói gỡ cho A Phủ. Hai tù nhân, nô lệ của nhà Pá Tra đã chạy trốn tìm tự
do. Các sự việc diễn ra liên tiếp, ngoài dự kiến của Mị: từ ý nghĩ “phảng phất”
về cái chết đang lơ lửng trên đầu “người kia” (A Phủ), ý nghĩ về việc mình sẽ bị
trói thay vào cọc vì A Phủ trốn được đến chỗ cô rón rén tiến đến cắt dây trói,
sua đó cùng A Phủ bỏ chạy. Nhưng đó cũng là phép biện chứng của tâm hồn: một
hành động có tính chất bùng nổ, quyết liệt như thế, phải là kết quả của một quá
trình phát triển tiệm tiến của tâm trạng, cảm xúc, tư tưởng. Tô Hoài nói: “Vẻ đẹp
của một tâm hồn con người, bao giờ cũng vậy, một tấm lòng, một tinh thần vị
tha, một hành động không phải chỉ vì mình, đấy mới trở thành những câu chuyện đời
đời nhớ mãi”. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ có
dáng dấp của một thiên phân tích tâm lý sắc sảo, tinh tế. Những dồn nén của
thân phận bị chà đạp, đã đẩy đến những hành động quyết liệt trong giây lát, quyết
định hướng đi của cuộc đời và chính nhân vật cũng không dự tính trước.
c) A Phủ - một phương diện khác về thân
phận người dân dưới chế độ phong kiến ở miền núi
Tuy A Phủ không phải là nhân vật
chính của câu chuyện nhưng hình tượng A Phủ cũng góp phần làm hoàn chỉnh hơn nhận
thức về nỗi thống khổ của con người ở vùng núi Tây Bắc trước Cách mạng.
-
A
Phủ có một thân phận nghèo hèn: mồ côi cha mẹ, một thân một mình, bị đem bán đổi
thóc rồi trốn đi làm cho nhà người. Hình bóng quen thuộc của nhân vật đứa con mồ
côi bất hạnh vốn rất quen thuộc trong truyện cổ tích
-
A
Phủ lớn lên trở thành một thanh niên có sức khỏe, có nhiều khả năng lao động,
là niềm mơ ước thầm kín của nhiều cô gái. Tuy nghèo hèn “không có bố mẹ, không
có ruộng, không có bạc” nhưng A Phủ vẫn sống cuộc sống hồn nhiên của tuổi trẻ.
“Tuy nhiên, đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù A Phủ chẳng có quần áo mới
như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn trên cổ, A Phủ
cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm
người yêu ở các làng trong vùng”.
Điều
đáng chú ý là A Phủ sớm có lòng quả cảm, anh biết căm ghét sự hống hách của bọn
có quyền thế và dám táo bạo chống lại chúng. Cảnh A Sử bị A Phủ trừng trị thật
sinh động: “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A
Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới,
nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Chi tiết nắm vòng
cổ A Sử rất có ý nghĩa vì A Sử là con nhà quan – tầng lớp thống trị, có “nạm
vòng bạc ở cổ rủ xuống những tua chỉ xanh đỏ mà chỉ riêng con quan trong làng mới
được đeo”. A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp của người lao động chân chính, có
tiềm năng cách mạng. Thực ra, việc anh đánh A Sử chỉ là hành động bột phát
trong giây phút, nếu phải cân nhắc kĩ thì chưa chắc A Phủ dám đánh con quan.
Nhưng trong giây phút, lương tâm của chàng đã kêu gọi hành động vì chính nghĩa ấy.
Nhưng
sự chống đối tự phát, đơn độc của pa chỉ là nguồn gốc của nỗi thống khổ và bất
hạnh của anh. Không phải A Phủ cam chịu mà là có cả một bộ máy đàn áp, trả thù
sự chống đối của anh. Việc Pá Tra điên cuồng trả thù A Phủ một mặt tố cáo sự độc
ác, dã man của bọn cường hào vùng núi, tốt cáo thân phận thống khổ của con người
lương thiện dưới chế độ thống lí, phìa tạo, mặt kahcs cho thấy một bài học: Nếu
đấu tranh đơn đọc, không có tổ chức thì mọi sự chống đối đơn độc chỉ dẫn đến thất
bại. Đó là bài học cách mạng vỡ lòng cho những ai muốn thủ tiêu chế độ phong kiến
thực dân, giải phóng cho cuộc đời mình.
Vợ chồng A Phủ là một truyên ngắn thành công của Tô
Hoài. Ý nghĩa nhân đạo và ý nghĩa cách mạng đã được nhà văn chuyển tải tới người
đọc bằng một nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế, đặc sắc. Chúng ta có dịp hiểu
hiện thực đen tối của xã hội phong kiến miền núi và do đó hiểu được ý nghĩa vĩ
đại mà cách mạng đã đem đến cho người dân vùng núi Tây Bắc này.
2. Đặc điểm về nghệ thuật
-
Về
không gian, tác giả đã khắc họa hai loại không gian: không gian tù túng bên
trong căn nhà Pá Tra như là địa ngục, đối lập với không gian tự do, đày âm
thanh, màu sắc của ngày xuân; không gian truyện (cảnh sắc Tây Bắc ngày hội
xuân; con người với phong tục tập quán đặc sắc; hình ảnh những người Mông ít
thuyết lí, thiên vè hành động,…) cũng ghi dấu ấn đặc trưng về văn hóa và con
người Tây Bắc, tạo nên sự hấp dẫn cho độc giả miền xuôi.
-
Về
thời gian, tác giả đã chọn được những điểm thắt nút căng thẳng nhất để dừng lại
miêu tả: như khi Mị cầm nắm lá ngón định chết, khi A Sử trói Mị, khi bọn quan
làng phạt vạ A Phủ, đặc biệt là thời điểm tình huống có tính bùn nổ để câu chuyện
chuyển sang hướng khác – Mị cắt dây trói cho A Phủ rồi hai người cùng chạy trốn.
Nhiều năm trôi qua nhưng không có sự kiện gì nổi bật thì bị tác giả lướt qua –
nén lại. Đến đêm hội mùa xuân năm ấy, chỉ trong thời khắc một đêm, trong đêm,
chỉ trong giây lát, mọi sự việc diễn ra rất nhanh. Mị cắt dây trói cho A Phủ, A
Phủ khụy xuống, rồi vùng dậy, chạy, Mị cũng “vụt chạy ra”, hai người lao nhanh
xuống dốc núi. Cách chọn không gian – thời gian như vậy rất tương đồng với nghệ
thuật xử lý không gian – thời gian của điện ảnh.