NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
I-
NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ
1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm
ra đời
Nguyễn
Thi (1928 – 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng
(nay là xã Hải Anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông sinh ra trong một gia
đình nghèo có truyền thống cách mạng. Cha và mẹ Nguyễn Thi đã hoạt động cách mạng
vào những năm 30 của thế kỷ XX và gia đình ông là cơ sở cách mạng. Mồ côi cha từ
năm mười tuổi, mẹ đi bước nữa, Nguyễn Thi chịu nhiều vất vả, tủi nhục từ thuở ấu
thơ.
Tuy
sinh ra ở đất Bắc, nhưng Nguyễn Thi đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng
một tình cảm ân nghĩa thủy chung mà ông muốn gửi vào từng trang viết của mình.
Ông được trân trọng coi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt.
Nguyễn Thi là một nhà văn – chiến sĩ
mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo văn chương là một tấm gương sáng cho thế hệ
nhà văn từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Những đứa con trong gia đình được Nguyễn
Thi viết ngay trong những ngày chiến đáu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
2. Hình tượng người mẹ trong truyện Những đứa con trong gia đình
Các
sáng tác văn học của Nguyễn Thi tập trung phản ánh hiện thực đấu tranh dữ dội,
quyết liệt của người nông dân Nam Bộ chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai,
giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Nhà văn đã diễn tả thành công những
vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ bộc lộ trong hiện thực đấu tranh cách mạng
này, những vẻ đẹp mà trong đời thường ta có thể không chú ý: Tình yêu quê hương
đất nước, sự căm thù giặc sâu sắc, tinh thần hi sinh, xả thân vì sự nghiệp chiến
đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Người
mẹ có một ảnh hưởng rất sâu đậm đến tư tưởng, tình cảm của chị em Chiến, Việt .
“Cuốn sổ gia đình” mà chú Năm giữ có những nội dung không được trích nhưng nếu
ta biết thì việc phân tích đoạn trích sẽ thuật lợi hơn. Đây là loại sử biên
niên của gia đình, một nửa của cuốn sử biên niên đó ghi lại những đau thương, tổn
thất do kẻ thù của đất nước gây ra cho gia đình này: “Thím Năm bơi xuồng đi rọc
lá chuối bị càng –nông Mỏ Cày bắn bể xuồng, chết còn mặc cái quần mới, trong
túi còn hia đồng bạc. Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây ra nắm giàm bò, lính
tổng Phòng vào nói: “Mày là du kích!” rồi bắn vào giữa bụng ông nội…”. Một lối
chép sử biên niên gia đình thật nôm na, đơn giản mà sức tố cáo thật lớn lao. Tội
ác của kẻ thù để lại dấu ấn sâu đậm trong trang sử của đại gia đình. Ông, bà,
cô, bác, cha, mẹ của Việt và Chiến bị kẻ thù giết hại hoặc lăng nhục. Cha họ bị
giặc Pháp chặt dầu. Má trúng đạn pháo giặc Mĩ khi bà đi đấu tranh ở Mỏ Cày về bị
giặc bắn đuổi theo. Mối thù sâu nặng, chông chất cần được trả, đó là ý nghĩa đầu
tiên mà “cuốn sổ gia đình” của chú Năm nhắn gửi cho những đứa con của gia đình.
Phần khác của cuốn sổ đó ghi lại “một số công tác của gia đình”. Đây không phải
một gia đình nạn nhân, đây là gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng.
“Ông nội đi đóng đáy ở sông Bình Khánh có mò được hai cây mút mát dưới tàu
chìm… Thằng Hai, con chú Năm, đi về phép, lúc gian lộ Giồng Trôm, thấy cốt Ngã
Ba, liền bò vào đặt trái, lấy cốt xong, bó năm cây súng vác về xã nhà… Những bản
lĩnh và phẩm chất của Việt và Chiến được gieo mầm trên một mảnh đất màu mỡ của
một truyền thống gia đình giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Trong cuốn biên
niên ấy của gia đình, hai chị em Chiến và Việt đã kịp ghi được một chiến công đầu.
II-
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1. Phân tích theo nhân vật
a) Nhân vật Chiến
Chiến
là cô gái có những nét ngoại hình và tính cách giống hệt mẹ. Cũng một vóc dáng chắc
nịch đủ sức để vượt qua mọi gian khổ như má. Đây là cảnh hia chị em khiêng bàn
thờ má sang gửi bên nhà chú Năm: “Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên
cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi
dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhắc bổng một đầu bàn thờ má lên”.
Mẹ mất, Chiến dù hơn em trai có một tuổi nhưng đã tỏ rõ sự già dặn, khôn ngoan,
biết lo toan cho gia đình. Khi hai chị em chuẩn bị tòng quân, những xếp đặt của
Chiến về nhà cửa cho thấy cô thực sự đã là một người lớn, chín chắn, biết suy
nghĩ, chỉ có một điều nữa là giống hệt má “phải chị thở dài rồi kêu thằng út dậy
đi đái nữa thì giống hệt như má vậy”. Chiến thao thức không ngủ được. Má dường
như đêm nay cũng theo ánh đom đóm về nhà ngó coi hai chị em tính toán việc nhà
ra sao trước giờ lên đường tòng quân. Suy nghĩ về hành động của Chiến bộc lộ
nét đẹp của con người vì cộng đồng. Khi hai chị em chuẩn bị đi tòng quân, Chiến
bàn với Việt để nhà cho “xã mượn mở trường học”, “giường ván cũng cho xã mượn
làm ghế học”, ruộng đất do cách mạng cấp trao lại chi bộ để chia cho bà con cô
bác khác làm. Chuyện công và chuyện tư đều được Chiến tính toán thấu đáo. Các dụng
cụ gia đình như chén, cuốc, vá, đèn soi,
nơm gửi chú Năm để chị Hai muốn lấy gì thì lấy, hai công mía do họ trồng nhờ chú Năm đốn để giành làm giỗ má. Hai
chị em không muốn làm phiền chú Năm và chị Hai. Bàn thờ gửi chú Năm. Cuộc sống
thiếu mẹ đã tôi luyện Chiến già dặn, chắc chắn. Nhưng Chiến không tỏ ra gia trưởn.
Chiến bàn bạc với Việt tất cả những gì cần làm. Những cử chỉ, lời nó của Chiến
khiến cho “Việt thấy thương chị lạ”.
Về
chuyện hai chị em sắp vào bộ đội, có hai việc mà Chiến không nhường em. Thông
thường ganh đua, không nhường nhịn là do ích kỷ, nhất là chị em ganh đua. Nhưng
việc Chiến không nhường em lại hàm chứa một động cơ rất trong sáng, cao thượng.
Một là hai chị em đều đấu tranh nhau đi bộ đội, trong lúc Năm quyết định thu xếp
việc nhà cho cả hai chị em tòng quân. Hai là, chị không chịu thua em Việt về
khí phách:
“ – chú Năm nói mầy với tao đi kì này
là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả
mà bỏ về là chú chặt đầu.
Việt lăn kềnh ra ván cười khì khì:
-
Chị
có bị chặt đầu thì chặt chớ chùng nào tôi mới bị.
-
Tao
thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc
còn thì tao mất, vậy à!”.
Cách
nói khiến Việt phải chịu là chị nói “in như má”.
Nhân
vật Chiến là mẫu nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Lẽ ra,
Chiến cũng như bao thiếu nữ khác được học hành, được sống trong tình thương yêu
của gia đình, người thân. Như thế hệ Chiến mang nặng mối thù nhà, nợ nước,
không thể không tòng quân giết giặc. Tình hình lịch sử của mẫu hình nhân vật cần
được chú ý để thấy hết vẻ đẹp tinh thần cũng như những hi sinh cao cả của thế hệ
ấy.
b)
Nhân
vật Việt
Việt
là cậu con trai mới lớn, có những vẻ đẹp riêng của chàng trai Nam Bộ. Mang nặng
mối thù nhà, Việt khao khát được tòng quân đánh Mĩ trả thù nhà. Chị Chiến muốn
đi tòng quân, chư cho Việt đi đợt này mà qua năm sau hãy đi vì “mày còn nhỏ”
thì Việt “đá trái dừa rụng dưới chân xuống mương cái đùng”, nói “bộ mình chị biết
đi trả thù à?”. Chi tiết đá dừa nói nhiều về tính cách mạnh mẽ, cương quyết của
Việt.
Trong
đêm mít tinh, thanh niên ghi tên tòng quân, hai chị em giành nhau chạy lên gặp
anh cán bộ huyện đội. Việt tranh nói trước chị Chiến, xin đi bộ đội. Qua lời
Chiến, ta hiểu giữa hia chị em đã có sự bàn bạc để chị đi trước mà Việt không
chịu. Chỉ khi chú Năm xin cho cả hia chị em cùng đi thì anh cán bộ huyện đội mới
ghi tên cả hai. Chú ý chi tiết: “Đêm ấy thanh niên ghi tên tòng quân đông lắm”.
Có thể có một nghĩa tiềm ẩn: hai chị em đều giành nhau đi bộ đội đã cổ vũ nhiều
thanh niên khác ghi tên.
Chi tiết Việt lăn kềnh ra ván, cười
khì khì khi chị Chiến giao hẹn thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú Năm chặt đầu.
Việt nói: “Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị”. Cach nói có vẻ
rờn rợn, nhưng thể hiện rất đúng khí phách, bản lĩnh của chàng trai, cô gái đi
đánh Mĩ hồi đó.
Việt
vẫn có những nét của tuổi hồn nhiên nên cậu vô tư hơn, ít suy nghĩ hơn chị. Cậu
nói “má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm như vậy”, nói vài câu rồi “ngủ quên lúc
nào không biết”. Nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, cậu con trai đó “thấy
thương chị lạ”. Có điều, là con trai, sự thể hiện tính cách khác người chị. Chi
tiết hai chị em Việt hứa khi đưa bàn thờ má qua nhà chú Năm trước buổi tòng
quân nhập ngũ: “Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù
cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa ba má về” có ý nghĩa tượng
trưng. Đối với người Việt Nam, việc chuyển bàn thờ má thật thành kính và thiêng
liêng. Ý nghĩa của việc hai đứa con sắp ra đi vô cùng trọng đại. Độc lập dân tộc
và hạnh phúc của từng gia đình không tách rời. Hai chị em có những nét khác
nhau nhưng mẫu số chung của họ là truyền thống gia đình, là lòng căm thù quân
xâm lược.
c)
Nhân vật chú Năm
Đây
cũng là một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tượng trưng về truyền thống gia đình.
Đây là một người đàn ông Nam Bộ, tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng, quyết đoán.
Chú bước lên xin cho ghi tên cả hai chị em Chiến và Việt, nói “Việc lớn ta tính
toán theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”.
Tuy
chú Năm đã già nhưng vẫn làm những việc có ý nghĩa nhắc nhở, khích lệ các cháu.
Chú lập cuốn sổ gia đình, chơ cho hai cháu khôn lớn, trao cuốn sổ thiêng liêng
này ở thời điểm hai cháu sắp lên đường tòng quân như là cử chỉ ghi nhận sự trưởng
thành cảu hai đứa cháu. Chú hứa “tao sẽ
ghi cho hai đứa bây từng ngày” – ghi đây là ghi những thành tích, những chiến
công. Chú bảo “con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”. Và
chú hay cất giọng hò, không phải vì chú có giọng hò hay mà chú hò để gửi gắm
tâm tình, ước mơ của chú, để nhắn nhủ các cháu. Chú Năm là biểu tượng cho truyền
thống gia đình, là lời nhắn nhủ của cha chú cho các cháu về cuộc chiến đấu
giành độc lập dân tộc và hạnh phúc gia đình.
Truyện
ngắn Những đứa con trong gia đình đã
góp phần lý giải sức mạnh chiến thắng của những người lính giải phóng từ góc độ
truyền thống gia đình. Gia địnhlà một hình ảnh thu nhỏ của cả xã hội, đất nước.
Sức sống bất diệt, sức mạnh chiến thắng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước quật
cường được cá thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Không phải ngẫu nhiên mà
nhà văn lại chọn lối viết giống như tiểu thuyết của dòng ý thức, để cho Việt,
sau khi lập chiến công bị thương, trong lúc mê lúc tỉnh đã “nhìn” thấy những
người thân trong gia đình. Những hình ảnh người thân ấy là nguồn năng lượng tiếp
sức của Việt, mặc dù bị thương nặng anh đã trụ được suốt ba ngày cho tới lúc gặp
lại được đồng đội, trong suốt ba ngày đó anh luôn luôn trong tư thế sẵn sàng bắn
nếu gặp địch.
d)
Nhân
vật người má của Việt
Nhân
vật người má của Việt hiện thân cho truyền thống gia đình. Trong các tác phẩm của
Nguyễn Thi, hình tượng người má, người mẹ mang đậm chất Nam Bộ bao giờ cũng gợi
cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ nhất cho ông. Họ là một nguồn sinh lực dồi dào, họ
sinh ra những đứa con để nối tiếp truyền thống gia đình để các con noi theo. Họ
cso thể ngã xuongs vì bom đạn kẻ tù, nhưng họ sẽ tái sinh trong máu thịt và sống
lại trong cuộc đời của những đứa con. Họ bất tử. má của Việt và Chiến trong
thiên truyện này là người như vậy. Trước khi nhập ngũ, Chiến và Việt ddeuf cảm
thấy má trở về ngồi đó.
2. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn
Thi
a) Dòng ý thức
Câu
chuyện được kể lại qua dòng ý thức của Việt, khi tỉnh khi mê man ở chiến trường,
sua khi chiến đấu bị thương. Dòng liên tưởng của nhân vật cho phép câu chuyện
được kể không phụ thuộc vào tiến trình thời gian sự kiện, không đòi hỏi kể theo
trật tự trước sau của sự kiện mà có thể đạo lộn trật trự sự kiện theo đúng quy
luật tâm lý. Thủ pháp “dòng ý thức”: Câu chuyền về gia đình, về những đứa con
trong gia đình được nhà văn kể lại thông qua tia hồi quang ký ức vọng đến từ
quá khứ trong tâm trí cảu Việt khi cậu bị thương nặng, mất máu, kiệt sức, lúc
mê lúc tỉnh. Việt không hồi tưởng vì lúc này không còn sức mà động não, mà nhớ
lại nữa, các ký ức tiềm ẩn tự chúng vọt sống dậy, trở về trong trí óc anh một
cách vô thức. Lúc tỉnh, Việt nhớ đến thực tại chiến trường, cậu lo chuẩn bị
đánh địch nếu bị phát hiện, rồi lại mê man, kí ức hiện về. “Việt tỉnh dậy lần
thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm
sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cáo vút mãi lên. Người Việt như đang
tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như má đang bơi xuồng,
má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy […]. Nhưng mấy giọt mưa lất phất
trên cổ làm Việt choàng tỉnh hẳn”.
Thủ
pháp dẫn chuyện này tạo cho nhà văn khả năng to lớn trong việc lựa chọn những sự
việc, tình tiết, chi tiết cần thiết nhất mà không bị ràng buộc bởi trật tự thời
gian, không gian. Mặt khác, những ký ức sống dậy trong các cơn mê (trạng thái
vô thức) cho thây chiều sâu của tính cách nhân vật, cho thấy sự gắn bó sâu sắc
của nhân vật với quê hương, với gia đình, do đó góp phần lý giải sức mạnh tinh
thần to lớn giúp Việt vượt qua cái chết để tồn tại cho đến lúc gặp đồng đội, tức
là lý giải nguồn gốc của sức mạnh đã đem lại chiến thắng của cuộc chiến đấu chống
Mĩ. Hình ảnh má phảng phất hiện về trong trạng thái mê tỉnh chập chờn cho thấy
má là người thân yêu nhất, là nỗi niềm thiêng liêng nhất của Việt. Hình ảnh chị
Chiến hay chú Năm hiện ra gắn liền với cảnh hia chị em giành nhau đi bộ đội cho
thấy đó là sự kiện quan trọng nhất, kỉ niệm sâu sắc nhất của Việt. Từ đó, những
vấn đề lớn của thời đại được thể hiện.
b) Bút pháp hiện thực
Nguyễn
Thi miêu tả cuộc sống trong những hình thái của bản thân đời sống. Nhà văn
không né tránh kể cả những mảng hiện thực dữ dội nhất. Cuộc sống, cuộc đấu
tranh thật vô cùng quyết liệt, chi tiết ba của Việt bị Tây chặt đầu mà bà má
tay bế con, tay cầm rổ chạy theo đòi giặc trả đầu ba cho kì được, về một mặt
nào đó có phần rùng rợn nhưng là một chi tiết điển hình . Thực tế là như vậy và
có ghi nhận thì mới hiểu được sức mạnh căm thù quân cướp nước ở người dân Nam Bộ.
Tuy vậy, nhà văn tôn trọng hiện thực
mà không sao chép hiện thực. Ông biết chọn lọc những chi tiết có sức thể hiện
mà lý luận văn học gọi là chi tiết điển hình. Cảnh hia chị em Chiến, Việt chuyển
bàn thờ mẹ qua gửi chú Năm có giá trị biểu đạt cao. Người Việt Nam theo đạo thờ
ông bà, cha mẹ và với họ bàn thờ cha mẹ, tổ tien là linh thiêng nhất. Quê
hương, đất nước, Tổ quốc trước hết thể hiện nơi bàn thờ. Khi khiêng bàn thờ, Việt
mới thấy rõ lòng mình và mối thù giặc Mĩ cậu cảm thấy có thể rờ thấy được.
Những đứa con trong gia
đình là một bức
tranh hiện thực, sinh động về cuộc sống của con người Nam Bộ. Đặc biệt phải nói
đến ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật giàu tính hiện thực, đậm màu sắc dân
gian Nam Bộ đã góp phần xây dựng những chân dung thực về người dân Nam Bộ. Nhà
văn dùng ngôn ngữ dân gian để thuật chuyện, gọn gàng, giản dị, chắc nịch, thiên
về mô tả hành động. Ngôn ngữ nhân vật đậm màu sắc dân gian, thể hiện tính cách
con người Nam Bộ. Lời lẽ của chú Năm bao giờ cũng thể hiện sự khoáng đạt, mạnh
mẽ, dứt khoát của chú, một người đã trải nghề sông nước, tâm hồn mở rộng trong
không gian bao la của Nam Bộ. Một khi chú đã nhận việc gì về phần mình, chú đều
coi việc đó là “thỏn mỏn”, chú không nghĩ đó là việc lớn lao, trọng đại. Ngôn
ngữ đối thoại của má Việt thường đanh gọn, dứt khoát. Ngôn ngữ của Chiến, Việt
cũng giống như ngôn ngữ của mẹ, thường ngắn gọn, đi vào thực chất câu chuyện mà
không vòng vo, không lý sự, ít triết lý. Bản ính của họ là nông dân nên ở họ
hành động nhiều hơn là triết luận.
Những
đứa con trong gia đình là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Bằng một phong cách nghệ thuật
riêng, nhà văn đã góp phần khám phá vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, khám phá cội nguồn của sức mạnh chiến thắng của nhân dân
ta. Qua một giọt nước, thấy được biển cả. Gia đình Việt, Chiến là hình ảnh thu
nhỏ của miền Nam trong những năm tháng đánh Mĩ. Ở gia đình ấy, dấu ấn tội ác do
giặc Pháp – Mĩ gây ra đã hằn sâu vào cuốn sổ gia đình. Những gia đình ấy, truyền
thống đánh giặc cũng chói lọi, rực rỡ. Câu chuyện gia đình là câu chuyện của cả
nước, cả toàn dân tộc.